Nguồn gốc cây Cà phê Việt Nam

Hiện nay Việt Nam được biết đến là đất nước xuất khẩu hạt cà phê Robusta hàng đầu thế giới với sản lượng khoảng 1,7 triệu tấn (năm 2020). Tuy nhiên câu chuyện về nguồn gốc Cây Cà phê du nhập vào Việt Nam ít được kể đến. Bài viết này được tổng hợp với mục đích giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát về lịch sử cây cà phê tại Việt Nam

Sự du nhập Cà phê vào Việt Nam

Arabica (Coffea arabica) là giống cà phê đầu tiên được đưa vào Việt Nam vào năm 1857, thông qua các nhà truyền giáo Pháp. Nó đã được thử nghiệm tại các nhà thờ Công giáo ở các tỉnh phía bắc, như Ninh Bình, Thanh Hóa, Nghệ An và Hà Tĩnh; và sau đó lan sang một số tỉnh miền trung, như Quảng Trị và Quảng Bình. Cuối cùng, cà phê đã được đưa đến các tỉnh phía Nam của Tây Nguyên và Đông Nam Bộ. Sau đó người ta mới phát hiện ra rằng Tây Nguyên là nơi thích hợp nhất để trồng cà phê.

Cây cà phê Robusta

Sau đó, vào năm 1908, người Pháp đã mang hai loại cà phê khác đến Việt Nam là Robusta (Coffea canephora) và Exelsa (Coffea exelsa). Không dừng lại, người Pháp đã thử nghiệm nhiều giống khác nhau từ Congo tại Tây Nguyên, và chứng kiến sự phát triển rất tốt của cà phê ở khu vực này. Xuyên suốt cuộc chiến và cho đến năm 1986, nhiều khu vực sản xuất cà phê đã phát triển, nhưng rất chậm và sản lượng thấp. Năm 1986, tổng diện tích cả nước dành cho sản xuất cà phê chỉ khoảng 50.000 ha và khối lượng sản xuất là 18.400 tấn (chỉ hơn 300.000 bao 60 kg).

Qua nhiều năm trồng cà phê, kết quả cho thấy cây cà phê cà phê chè (Arabica) không cho kết quả mong muốn vì dễ bị tấn công bởi sâu đục thân (xylotrechus quadripes) và nấm gỉ sắt (Hemileia vastatrix) phá hoại. Cà phê vối (Robusta) thì không phát triển tốt ở miền Bắc do có mùa đông nhiệt độ quá thấp so với yêu cầu sinh thái của cây này. Chỉ có cà phê mít (Excelsa) sinh trưởng khỏe, cho năng suất khá, song giá trị thương phẩm lại thấp. Và lúc đó có chuyên gia nước ngoài đã khuyến cáo không nên trồng cà phê chè ở Việt nam và chỉ trồng cà phê vối ở phía nam và cà phê mít ở phía bắc (Chatot – cây cà phê ở Đông Dương -1940).

Từ năm 1986, Chính phủ Việt Nam đã tập trung nguồn lực đầu tư vào lĩnh vực cà phê, nhằm đưa cà phê trở thành ngành nông nghiệp mũi nhọn. Ngoài các trang trại quốc doanh, Chính phủ còn khuyến khích các hộ cá thể trồng cà phê. Nhờ đó, sản xuất cà phê ở Việt Nam đã có sự bùng nổ cả về diện tích, sản lượng và giá trị xuất khẩu.

Tây Nguyên trở thành vùng sản xuất cà phê Robusta lớn nhất cả về diện tích và sản lượng. Nó nổi tiếng không chỉ ở Việt Nam mà còn trên toàn thế giới. Vùng này có nhiều truyền thuyết về cà phê như thương hiệu Buôn Ma Thuột. Có một số chỉ dẫn địa lý của các vùng cà phê (‘Buôn Ma Thuột’, ‘Cầu Đất – Đà Lạt’ và ‘Sơn La’) được biết đến với chất lượng, hương thơm ngọt ngào, hương vị đậm đà do đặc điểm của thổ nhưỡng.

Nguồn tham khảo

  • Country Coffee Profile Vietnam – 2019

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *